Những tác dụng khác của giun Quế

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được men Luciferace từ một loài giun phát sáng, có khả năng giải độc và ngăn cản sự sản sinh các chất độc hại trong cơ thể người và động vật. Dịch chiết xuất từ giun có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn gây thiu thối, biến chất thực phẩm. Vì vậy khi sử dụng chiết xuất từ giun để xử lý chống thiu thối, bảo quản tươi đối với thịt, cá, sản xuất nước mắm hoặc chế biến thực phẩm có thể kéo dài thời gian bảo quản gấp đôi so với mức tối đa của Axit Sorbic- chất vẫn thường được dùng để bảo quản thịt, mở ra một hướng mới về dùng chế phẩm giun bào chế chất kháng khuẩn, bảo quản tươi sinh học, thay thế việc bảo quản tươi bằng hoá chất.

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phân lập được men Luciferace từ một loài giun phát sáng, có khả năng giải độc và ngăn cản sự sản sinh các chất độc hại trong cơ thể người và động vật. Dịch chiết xuất từ giun có tác dụng ức chế mạnh đối với nhiều loại nấm mốc và vi khuẩn gây thiu thối, biến chất thực phẩm. Vì vậy khi sử dụng chiết xuất từ giun để xử lý chống thiu thối, bảo quản tươi đối với thịt, cá, sản xuất nước mắm hoặc chế biến thực phẩm có thể kéo dài thời gian bảo quản gấp đôi so với mức tối đa của Axit Sorbic- chất vẫn thường được dùng để bảo quản thịt, mở ra một hướng mới về dùng chế phẩm giun bào chế chất kháng khuẩn, bảo quản tươi sinh học, thay thế việc bảo quản tươi bằng hoá chất.

Hạt phân giun có cấu trúc nhiều lỗ hổng, lại có men tiêu hóa, nên có thể hấp thụ và phân hủy dần các axit béo cấp thấp, các chất hữu cơ có mùi thối. Vì vậy phân giun được sử dụng làm chất khử mùi lý tưởng của thiên nhiên. Hiệu lực khử mùi của phân giun gấp 3 lần chất khử mùi bằng than hoạt tính.

Giun là một sinh vật chỉ thị về môi trường thổ nhưỡng. Dùng kính hiển vi điện tử quan sát tình trạng sưng tấy, nổi u của giun ; các tế bào thượng bì của niêm mạc đường ruột co lại hoặc bị lở loét xuất huyết…Có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm kim loại nặng và hoá chất độc hại của môi trường vùng đất mà giun sinh sống.

Giun sống trong đất, nhưng da rất ít dính đất. Hỗn hợp dịch thể mà giun tiết ra, cùng phương thức vận động của giun, đang được nghiên cứu phỏng sinh học về công nghệ không bám đất hoặc ít bám đất trong tác nghiệp cơ giới.

Giun là một trong những loại mồi câu rất hấp dẫn đối với cá. Với 20 % số dân có sở thích đi câu ở Nhật, đã cần mỗi năm trên 300 tấn giun. Ở Trung Quốc, hàng năm cũng tiêu tốn trên 1.000 tấn giun để làm mồi câu.

Giun còn được sử dụng làm học cụ trong nhà trường, để thí nghiệm giải phẫu sinh vật, có thể tiến hành vào bất cứ thời điểm nào, vừa rẻ tiền, thao tác dễ dàng, mà việc thu thập bảo quản tiêu bản lại an toàn cho thầy giáo và học sinh.