Tin tức
-
Thực phẩm an toàn sinh học
Hiện nay: Trại giun quế PHT đã và đang bán một số loại thực phẩm siêu sạch, được ứng dụng triệt để công nghệ sinh học cao cấp trong quá trình chăn nuôi. Mọi con vật nuôi đều được thả vườn, trực tiếp tiếp xúc với nắng, gió và cây cỏ tự nhiên. Thức ăn cho vật nuôi hoàn toàn được chế biến từ giun quế và các sản phẩm nông nghiệp. Tuyệt đối không sử dụng tăng trọng và kích nạc. Bảo đảm tối đa quyền lợi của người tiêu dùng. Ngoài ra lợn và gà giun quế hàng ngày còn được nghe nhạc giao hưởng nhằm nâng cao hơn chất lượng thực phẩm được chăn nuôi từ giun quế. Lợn giun quế thả vườn sấn: Liên hệ Gà... -
Nuôi giun quế - nghề phụ cho thu nhập cao
Với 100 m2 đất chuồng đã từng nuôi lợn trước đây, anh Lê Đăng Khoa ở xã Tân Bình thuộc huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) đưa vào nuôi giun quế (loại giun có màu đỏ), một loại côn trùng giống như loại giun đất rất nhỏ, phù hợp cho nghề nuôi cá thịt, cá cảnh và gà giống đã cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/ tháng mà hầu như rất ít vốn đầu tư, công chăm sóc mà ai cũng có thể làm được. Ông Nguyễn Phan Biên, Chủ tịch Hội nông dân huyện Vĩnh Cửu gọi đây là nghề phụ nhưng lại có thu nhập rất cao bởi loại giun quế đang là nguồn thức ăn dễ sản xuất cho những người nuôi cá và một số giống gia cầm khác... -
Nuôi giun quế- Nghề mới cho thu nhập cao ở huyện Lục Ngạn
Mặc dù mới chỉ xuất hiện trong thời gian gần đây, nhưng nghề nuôi giun quế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc thiểu số ở huyện Lục Ngạn. Nuôi giun quế có ưu điểm là: tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có như rác, phân trâu, bò, gà để làm nơi trú ngụ và sinh sản cho giun. Đồng thời nuôi giun quế không tốn công chăm sóc mà giá trị kinh tế mang lại cao. Trung bình 1kg giun thương phẩm có giá từ 120.000 đồng đến 140.000 đồng. Theo nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học thì giun có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp với việc làm thức ăn... -
Nuôi trùn quế: Bí quyết làm giàu của một chủ trang trại trẻ
Tình cờ anh Hồ Văn Tây, 39 tuổi, một chủ trang trại ở Diên Xuân (Diên Khánh, Khánh Hòa) học được nghề nuôi trùn quế từ một người bạn Việt kiều ở Úc. Và nghề nuôi trùn quế đã giúp anh làm giàu sau bao lần thất bại trong kinh doanh. Anh Tây đưa tôi đi xem trang trại nuôi trùn quế của anh trên một ngọn đồi nhỏ, bạt ngàn mía và cỏ voi thuộc thôn Xuân Nam, xã Diên Xuân. Hàng dãy nhà lá nối tiếp nhau chạy dài như một nhà máy lớn. Bên trong từng căn nhà, các ô nuôi trùn xếp bằng gạch, nối tiếp nhau dày đặc một màu đen toàn phân và phân. Một công nhân đang tưới giữ ẩm cho các ô nuôi trùn. Anh Tây... -
Xử lý rác thải bằng giun
Các nhà khoa học Việt Nam đã thử nghiệm thành công phương pháp nuôi giun bằng rác thải, nhằm giải quyết nạn ô nhiễm môi trường do rác gây ra, đồng thời cung cấp thức ăn cho gia súc. Loài giun này được nhập từ Philippines, có ưu điểm là dễ nhân nuôi, sinh sản nhanh, thích nghi tốt với khí hậu nước ta. Tiến sĩ Huỳnh Thị Kim Hối, thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, đã nghiên cứu kinh nghiệm dân gian, kết hợp với các kiến thức khoa học hiện đại để cho ra đời một quy trình xử lý rác thải nhờ giun đất Phillipinnes. Loài giun này có tên khoa học là perionyx excavalus, có thể tiêu hoá chất... -
Việt Nam có thuốc chữa tim mạch từ giun đất
Ở Việt Nam, loài giun quế màu huyết dụ, chừng 8 – 12 cm thường chỉ được dùng làm thức ăn cho cá và gia súc. Tuy nhiên, các nhà khoa học Việt Nam vừa tạo ra một loại thuốc rất an toàn cho bệnh nhân tim mạch từ loài giun này. PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dao (Viện Công nghệ Sinh học) cùng cộng sự phát hiện trong loài giun này chứa một loại enzyme có thể thủy phân đặc hiệu những cục máu đông và, nhờ phát hiện này, giun quế trở thành món thuốc quý. “Sợi fibrin - một loại protein trong máu - vốn có tác dụng làm đông máu, giúp liền vết thương. Nhưng nó sẽ mắc lại ở những thành mạch máu gồ ghề, xơ vữa... -
NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI
Một nhóm khoa học tại TPHCM đã thành công trong việc huấn luyện trùn đất ăn hết số mạt cưa thải sau trồng nấm. Sản phẩm quá trình “tiêu hóa" của chúng trở thành phân bón sử dụng tốt trong nông nghiệp. Cử nhân Trần Hoàng Dũng, tác giả của đề tài cho biết : những lần đến các trại nấm thực tập, anh thấy những người nuôi nấm kêu trời do không có cách gì xử lý nổi hàng tấn mạt cưa thải sau mỗi đợt thu hoạch. Dũng chợt suy nghĩ đến việc dùng trùn để xử lý. Trong 8 loại trùn đang được thế giới nghiên cứu để đưa vào nuôi công nghiệp, khó nhất là chọn ra loại có khả năng phân giải rác hữu cơ. Sau... -
Chế biến và sử dụng giun Quế
a) Sử dụng giun tươi: Nếu nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... thì cho ăn sống. Mỗi vật nuôi cho 5 - 7 con giun /ngày. Nếu nuôi lợn thì nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên làm sạch rồi chế biến thành bột giun, mắm giun, dịch giun. Làm sạch giun bằng cách cho giun vào chậu, rửa 2 - 3 lần rồi ngâm trong nước sạch, 2 tiếng thay nước 1 lần, thay vài ba lần cho đến khi không thấy còn phân giun thải ra là được. b) Chế biến bột giun: Bột giun là loại thức ăn cao đạm, trên 70 % (cao hơn bột cá, đậu tương v.v..).... -
Thu hoạch phân giun
Nếu cho ăn đủ, mỗi ngày giun thải ra lượng phân bằng 30 – 40 % số lượng giun trong luống nuôi (Nếu nuôi 3 - 5 kg giun/ m2, sẽ thu được 1 - 2 kg phân giun / m2 - ngày). Sau 5 – 6 tháng nuôi, khi lớp phân giun ở đáy ô đầy lên và lèn chặt, mật độ giun lớn lên, giun sinh sản chậm đi, ta có thể thu hoạch toàn bộ luống giun. Khi thu hoạch toàn bộ (thay đáy), trước tiên ta thu hoạch giun theo phương pháp nêu trên. Sau đó xúc hót tất cả lớp phân ở đáy và lọc giun như lọc tầng giữa. Lớp phân giun thu được này không được bỏ làm phân ngay, mà tưới ẩm rồi đậy kín, sau 1 tháng lọc giun lần nữa rồi mới bỏ... -
THU HOẠCH GIUN QUẾ
Sản lượng giun phụ thuộc vào mật độ thả giống, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng. Mật độ thả giống nuôi càng dầy thì năng suất càng cao. Thức ăn luôn đầy đủ, chất lượng đảm bảo; Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kĩ thuật sẽ giúp giun nhanh lớn, sinh sản nhiều. Ngược lại nếu thức ăn không đủ, môi trường sống có những yếu tố bất lợi thì giun có thể bò đi mất hoặc chết, năng suất sẽ giảm. Sau khi thả giun giống 2 tháng thì bắt đầu thu hoạch tỉa dần. Trung bình mỗi tháng có thể thu được 3 - 4 kg giun/ m2. Giun có tập quán không thích sống nhiều thế hệ ở cùng một chỗ. Khi giun con...