Thu hoạch và Chế biến

  • Chế biến và sử dụng giun Quế

    a) Sử dụng giun tươi: Nếu nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng, chim, cá... thì cho ăn sống. Mỗi vật nuôi cho 5 - 7 con giun /ngày. Nếu nuôi lợn thì nên nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên làm sạch rồi chế biến thành bột giun, mắm giun, dịch giun. Làm sạch giun bằng cách cho giun vào chậu, rửa 2 - 3 lần rồi ngâm trong nước sạch, 2 tiếng thay nước 1 lần, thay vài ba lần cho đến khi không thấy còn phân giun thải ra là được. b)    Chế biến bột giun:   Bột giun là loại thức ăn cao đạm, trên 70 % (cao hơn bột cá, đậu tương v.v..)....
  • Thu hoạch phân giun

    Nếu cho ăn đủ, mỗi ngày giun thải ra lượng phân bằng 30 – 40 % số lượng giun trong luống nuôi (Nếu nuôi 3 - 5 kg giun/ m2, sẽ thu được 1 - 2 kg phân giun / m2 - ngày). Sau 5 – 6 tháng nuôi, khi lớp phân giun ở đáy ô đầy lên và lèn chặt, mật độ giun lớn lên, giun sinh sản chậm đi, ta có thể thu hoạch toàn bộ luống giun. Khi thu hoạch toàn bộ (thay đáy), trước tiên ta thu hoạch giun theo phương pháp nêu trên. Sau đó xúc hót tất cả lớp phân ở đáy và lọc giun như lọc tầng giữa. Lớp phân giun thu được này không được bỏ làm phân ngay, mà tưới ẩm rồi đậy kín, sau 1 tháng lọc giun lần nữa rồi mới bỏ...
  • THU HOẠCH GIUN QUẾ

    Sản lượng giun phụ thuộc vào mật độ thả giống, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng. Mật độ thả giống nuôi càng dầy thì năng suất càng cao. Thức ăn luôn đầy đủ, chất lượng đảm bảo; Việc chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kĩ thuật sẽ giúp giun nhanh lớn, sinh sản nhiều. Ngược lại nếu thức ăn không đủ, môi trường sống có những yếu tố bất lợi thì giun có thể bò đi mất hoặc chết, năng suất sẽ giảm. Sau khi thả giun giống 2 tháng thì bắt đầu thu hoạch tỉa dần. Trung bình mỗi tháng có thể thu được 3 - 4 kg giun/ m2. Giun có tập quán không thích sống nhiều thế hệ ở cùng một chỗ. Khi giun con...